Cây nghệ khá dễ trồng và chăm sóc nhưng để trồng nghệ đạt năng suất cao mang lại hiểu quả kinh tế thì bà con mình cần nắm vững 1 số kỹ thuật trồng và chăm sóc mà nghetuoi.vn giới thiệu 1 cách chi tiết và dễ hiểu sau đây. Xin mời bà con mình theo dõi.
Cây nghệ hiện nay đang được người dân và các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh khắp các tỉnh thành như Dak Lak, Gia Lai, Nghệ An, Hưng Yên... Cây nghệ khá dễ trồng và chăm sóc nhưng để trồng nghệ đạt năng suất cao mang lại hiểu quả kinh tế thì bà con mình cần nắm vững 1 số kỹ thuật trồng và chăm sóc mà nghetuoi.vn giới thiệu 1 cách chi tiết và dễ hiểu sau đây. Xin mời bà con mình theo dõi.
Trước tiên, trồng cây gì hay nuôi con gì thì ta phải tìm hiểu " sơ sơ " về nguồn gốc của nó trước.
Cây nghệ có tên gọi khoa học là Curcuma Longa L thuộc Họ Gừng, hay các tên gọi trong Đông Y như khương hoàng, uất kim. Từ lâu, cây nghệ được ông bà ta ngày xưa trồng lấy củ làm thực phẩm, làm gia vị và dược liệu trong các vị thuốc dân gian.
1. Thời vụ trồng cây nghệ
Vậy cây nghệ thì trồng vào thời điểm tháng mấy là tốt nhất ?
Theo thông tin từ nhiều bài hướng dẫn khác thì người này nói trồng tháng 2, người thì nói tháng 5 có người lại nói trồng tháng 11 mới hợp lí nhưng theo kinh nghiệm và nghiên cứu thực tế tại Vùng Tây Nguyên thì cứ trồng vào thời điểm trước mùa mưa nửa tháng là thời điểm phù hợp nhất để cây nghệ phát triển tốt. Không cần suy nghĩ nhiều làm gì cho thêm mệt.
Ví dụ: Các tỉnh Tây Nguyên mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 ( Dương lịch ) vậy ta chuẩn bị giống và trồng vào cuối tháng 4 là được, để đón những con mưa đầu tiên trong năm tạo điều kiện cho cây nghệ nảy mầm.
Đối với các tỉnh thành khác như Miền Bắc hay Miền Trung cũng có thể áp dụng phương pháp tương tự, trồng khi có nhưng cơn mưa đầu mùa.
Đối với các tỉnh thành khác như Miền Bắc hay Miền Trung cũng có thể áp dụng phương pháp tương tự, trồng khi có nhưng cơn mưa đầu mùa.
2. Kỹ thuật trồng nghệ hiệu quả
Cách chọn giống nghệ tốt: Mua giống nghệ ở đâu ?
Việc chọn giống nghệ khá dễ, bà con chỉ cần lưu ý 3 điều sau:
+ Chọn giống nghệ có khả năng tiêu thụ lớn ví dụ như giống nghệ đỏ ( tên gọi thường dùng ở vùng Tây Nguyên, màu vàng cam chứ không phải loại nghệ màu vàng nhạt nhạt ạ. Loại này được dùng làm tinh bột nghệ, hoặc làm nghệ khô thái lát xay bột, xuât đi Ấn Độ ). Vì trồng cây gì cũng phải nghĩ đến thị trường tiêu thu của sản phẩm sau thu hoạch chứ làm ra mà không bán được hoặc ít người mua loại đó thì lại khó bán, lại mệt đầu tìm đầu ra.
+ Chọn giống phải chọn giống khỏe mạnh: Nghệ củ phải đạt độ già ( trên 10 tháng tuổi ) đồng đều, khi mua về nên xử lí phòng nấm mốc trước khi trồng, bà con có thể liên hệ cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật gần nhất để mua và được hướng dẫn cách sử dụng tùy thuộc theo từng loại thuốc .Nếu củ nghệ nguyên bẹ thì bẻ nhỏ ra trồng lợi hơn lại tốt cho cây nghệ phát triển.
+ Nên mua giống ở địa phương, ưu tiên mua ở các kho thu mua nghệ tươi nguyên liệu ở trong huyện xã gần nơi bạn trồng hoặc các công ty tỉnh lân cận cũng được. Tại sao chúng tôi lại khuyên như vậy ? Mua tại kho đó thứ nhất bà con tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển cả chở giống về và chở đi bán nữa, giá ưu đãi hơn giúp tăng lợi nhuận, thứ hai là bà con biết được chỗ này chỗ kia có thu mua nghệ để đến khi mình thu hoạch có nơi tiêu thụ, ít nhiều mình cũng mua chỗ họ mà. Đây là lời khuyên chân thành từ chúng tôi.
Hãy suy nghĩ kỹ trước các lời đề nghị cung cấp giống của công ty đại loại như Công ty giống cây trồng, Công ty đầu tư và phát triển...Xem thêm nguyên nhân tại đây
+ Nên mua giống ở địa phương, ưu tiên mua ở các kho thu mua nghệ tươi nguyên liệu ở trong huyện xã gần nơi bạn trồng hoặc các công ty tỉnh lân cận cũng được. Tại sao chúng tôi lại khuyên như vậy ? Mua tại kho đó thứ nhất bà con tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển cả chở giống về và chở đi bán nữa, giá ưu đãi hơn giúp tăng lợi nhuận, thứ hai là bà con biết được chỗ này chỗ kia có thu mua nghệ để đến khi mình thu hoạch có nơi tiêu thụ, ít nhiều mình cũng mua chỗ họ mà. Đây là lời khuyên chân thành từ chúng tôi.
Hãy suy nghĩ kỹ trước các lời đề nghị cung cấp giống của công ty đại loại như Công ty giống cây trồng, Công ty đầu tư và phát triển...Xem thêm nguyên nhân tại đây
Kỹ thuật chuẩn bị đất trồng nghệ ( làm đất )
Đất trồng nghệ, bà con trồng trên đất tơi xốp, đất cao ráo nước, thoát nước tốt, cày bừa kĩ và mịn. Đặc biệt nên lưu ý lịch sử canh tác của đất, nếu năm trước đất đó trồng khoai mì ( Sắn ) hoặc đất vừa được phá cao su xong thì không nên trồng bởi đất sẽ xấu, cằn cỗi nên để cỏ mọc dại 1 năm cho đất hồi phục lại. Nếu như đất năm trước trồng cây hoa màu ( Đậu đỗ, bí. rau...) thì trồng sẽ rất tốt. Lượng giống cho 1 ha độc canh ( Chỉ trồng nghệ, không xen cây khác ) khoảng 1600kg.
Ảnh: FB Nhật Minh - Phú Yên
Nếu trồng dạng luống thì lên luống cao khoảng 20-25 cm, rộng 90-100 cm, đào hố với mật độ hố cách hố 30 - 35cm, hàng cách hàng cũng 35cm còn nếu trồng không lên luống thì trồng với mật độ hố cách hố 35cm, hàng cách hàng 40cm. ( Lưu ý: Nếu trồng diện tích nhiều để tiện cho việc phun phân thuốc , vun gốc bằng máy cày nên tính phương án để khoảng cách hàng cách hàng ở 1 lối là 50 - 60cm linh hoạt để đủ bánh xe máy cày di chuyển được )
Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, như đã đề cập phía trên cách tốt nhất là để cỏ dại mọc hoang 1 năm rồi tiền hành đốt và cày đất để trồng; trường hợp cần trồng luôn thì có thể bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng ủ hoai.
Khi trồng nghệ trên loại đất không được tốt lắm, như đã đề cập phía trên cách tốt nhất là để cỏ dại mọc hoang 1 năm rồi tiền hành đốt và cày đất để trồng; trường hợp cần trồng luôn thì có thể bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng ủ hoai.
Kỹ thuật trồng nghệ đạt năng suất cao
Nếu trồng bằng tay thủ công, sau khi đào hố và chuẩn bị giống bà con cứ bỏ giống rơi tư do vào hố, không cần chú ý gì đến hướng mọc vì cây nghệ theo tự nhiên nó sẽ tự phát triển. Sau khi đặt củ giống, bà con nén chặt đất bằng chân hoặc dụng cụ, lấp hết phần củ từ 3-4cm. Khi lấp đất xong, phủ luống bằng rơm rạ , cỏ rác khô hoặc vỏ trấu, vỏ quả cà phê đã khô ( nếu có ) và tưới nước cho đủ độ ẩm ( nếu trời nắng liên tục còn gần mùa mưa thì cứ để đấy ). Sau 7 - 15 ngày mầm nghệ trồi lên, nếu hốc nghệ nào không mọc, cần trồng dặm để nghệ mọc đồng đều đảm bảo mật độ ban đầu.
Ảnh: FB Nhật Minh - Phú Yên
Nếu trồng bằng máy thì khỏe rồi, máy sẽ tự động đòa rảnh, rải củ nghệ vào cùng phân bón lót và lấp rãnh lại.
Kỹ thuật chăm sóc cây nghệ : Vun gốc, làm cỏ và bón phân gì cho cây nghệ ?
Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất, ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc nhằm tạo độ vững chắc cho gốc nghệ cũng là ngăn ngừa trường hợp củ nghệ sau này bị trồi lên khỏi mặt đất sẽ bị xanh củ. Giai đoạn này rất quan trọng , ảnh hưởng đến năng xuất của nghệ nên phải thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ, cỏ dại che nghệ sẽ làm nghệ còi cọc chậm phát triển nên năng suất rất kém, có thể lỗ nếu bỏ bê giai đoạn này.
Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần đồng thời làm cỏ cho đến khi cây nghệ đạt độ cao khoảng 40 - 50cm ( Nếu diện tích ít có thể vụn gốc thủ công bằng cuốc, chàn...nhưng nếu diện tích nhiều có thể dùng máy gắn 1 lưỡi cày cày giữa luống úp đất vào gốc nghệ thẳng hàng sẽ tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian ), lúc này tán nghệ đã phát triển mạnh , cỏ dại sẽ không thể chen lên được. Luôn thăm vườn để đảm bảo đất luôn có độ ẩm nhất định, không được để đất quá khô gây ảnh hưởng đến cây nghệ hoặc để đất quá ướt gây thối, ủng gốc nghệ.
Định lượng phân bón cho 1 ha nghệ như sau:
+ Bón thúc lần thứ nhất 120 kg u-rê, 60 kg kali vào 2 - 3 tháng tuổi.
+ Bón thúc lần thứ hai 80 kg u-rê, 140 kali vào 4 - 6 tháng tuổi.
Phòng ngừa và điều trị bệnh hại trên cây nghệ
Cây nghệ ít bị sâu bệnh phá hại vì khả năng chống chịu cao, nhưng cần chú ý đến bệnh thối củ, vàng lá xoắn lá. Bệnh thối củ xảy ra khi nghệ bị úng nước, vì vậy cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa. Đối với bệnh vàng lá xoắn lá, bà con dùng thuốc Ridomil Gold 68 WG hoặc dùng thuốc TiltSupe 300 EC để phun.
Xem chi tiết hơn: Bệnh thối rễ, đốm lá trên cây nghệ và cách điều trị
Thu hoạch và bảo quản củ nghệ
Thường nghệ sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất và giá cả thị trường mà bà con quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, sau đó thân sẽ khô và ngã bệt xuống đất, đào gốc nghệ thấy đầu củ còn trắng ở giai đoạn tháng 10 - tháng 12 nghĩa là phân củ vẫn còn non và đang tiếp tục phát triển lớn lên ) nếu da củ màu vàng sẫm, có lớp vỏ lụa tróc ra , không có đầu trắng thì đó là đến lúc thu hoạch, rơi vào giai đoạn tháng 2 - tháng 4.
- Nếu bà con thu hoạch sản lượng ít thì thường dùng cuốc, dĩa 3 chân ... đào nguyên gốc nghệ, tránh làm đứt hoặc băm trúng củ nghệ quá nhiều sẽ gây thối ở các vết trầy hoặc cắt đó.
- Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá và rễ đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ đều để làm giống.
- Nguồn bài viết : Đội ngũ nghetuoi.vn -