Nghệ có rất nhiều loại nhưng ở Việt nam có 3 loại mà người ta thường xuyên dùng nhất là: nghệ đen, nghệ vàng, nghệ đỏ.
Cách phân biệt các loại nghệ
Nghệ có rất nhiều loại nhưng ở Việt nam có 3 loại mà người ta thường xuyên dùng nhất là: nghệ đen, nghệ vàng, nghệ đỏ. Nghệ là một dạng dược liệu cung cấp hoạt chất curcumin cho con người
Để biết thêm thông tin về các loại nghệ hãy click vào Tại Đây
Nghệ đen
Hay có tên gọi khác là nghệ tím hay nghệ xanh. Rất ít người trồng và chủ yếu được trồng ở các vùng núi cao như Tây Bắc. Khi đưa vào sản xuất thì thu được tinh bột có màu trắng tinh. Công dụng của nghệ đen chỉ dùng trong trường hợp bế kinh trào ngược và viêm nhẹ. Đặc biệt khi bị viêm loét nghiêm cấm không được dùng nghệ đen.
Là loại nghệ truyền thống của Việt Nam. Được trồng rất nhiều nơi ở Việt Nam đặc biệt là vùng Tây nguyên có số lượng nghệ trồng rất cao. Rất dễ trồng và chỉ cho năng suất trung bình. Được sử dụng phổ biến nhất và làm gia vị cho các món ăn thường ngày. Nghệ vàng khi đưa vào sản xuất thu được tinh bột có màu vàng nhạt. Nghệ vàng có rất nhiều công dụng làm đẹp và chữa bệnh rất tốt
Có tên gọi khác là nghệ đỏ xà cừ có nguồn gốc từ Ấn Độ là loại nghệ đỏ củ nhỏ vì thích nghi với môi trường ở Việt Nam rất kém nên năng suất thu được không cao.
Nghệ đỏ cao sản có nguồn gốc từ Thái Lan, dễ thích nghi với môi trường điều kiện khí hậu và đất đai, có thể trồng trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau nên cho năng suất cao.
Vì nghệ đỏ có nhiều curcumin nhất trong ba loại trên nên hiếm hơn nghệ đen và nghệ vàng. Nghệ đỏ thu được tinh bột màu vàng tươi. Có các công dụng làm đẹp và chữa bệnh rất tốt.
Công dụng của cây nghệ
Công dụng của cây nghệ
Tác dụng của tinh bột nghệ đỏ có khác tinh bột nghệ vàng
Quy trình trồng cây nghệ vàng
Công dụng hoạt chất curcumin
Các công ty thu mua nghệ tươi
Quy trình trồng cây nghệ vàng
Công dụng hoạt chất curcumin
Các công ty thu mua nghệ tươi
Hướng dẫn kĩ thuật và cách chăm sóc nghệ
1. Cách chọn giống
Ta nên chọn củ nghệ có chất lượng cao không bị hư, hại và không bị thối. Nếu củ nghệ có nhiều nhánh thì ta nên tách ra từng nhánh nhỏ và trồng vào từng hốc.
2. Chọn đất
Nghệ là loài cây thâm ngầm trồng để lấy củ nên rất cần đất tơi xốp và có nơi thoát nước.
Đất được cày bừa kĩ và mịn, lên luống khoảng 20 - 25 cm, rông 1,0 - 1,2 m.
Đất xẻ thành từng rảnh, lấp một lớp đất 2 - 5 cm, đặt củ nghệ lên trên với khoảng cách 20 - 25 cm một củ, hàng cách hàng khoảng 30 - 35 cm.
3. Cách chăm sóc
Bón phân khoảng 20 -25 tấn phân chuồng, 300 - 400 kg supper lân cho 1 ha trồng nghệ. Lượng phân nên bón vào từng rãnh để tiết kiệm tối đa.
Sau 20 -25 ngày, khi nghệ được 5 -6 lá, ta bón thúc bằng phân kali và vun gốc để củ phát triển tốt nhất. cây nghệ trồng để lấy củ, nên nếu lá nghệ tốt quá thì nên tỉa các lá ở gốc cây để dưỡng chất tập trung vào gốc nghệ. Chỉ tưới đủ độ ẩm và vun xới cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho nghệ phát triển nhanh
4. Thời gian thu hoạch
Ở miền nam thường trồng nghệ vào tháng 11 -12 qua 1 năm là khi đã được 12 tháng sẽ thu hoạch hoặc có thể để 2 năm mới thu. Còn miền Bắc có thể trồng muộn hơn, và thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khi thấy cây nghệ không mọc lá non nữa thì lá già bắt đầu khô ở mép, ngả màu vàng nhạt, lúc này ta có thể đào thử một vài gốc nghệ lên xem, nếu thấy vỏ củ có màu vàng sẫm ( da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm ) thì đã đến lúc thu hoạch.